Đảm bảo giá tốt nhất, chất lượng chuẩn nhất

Bãi đậu xe

Đưa đón sân bay

Cho thuê xe máy

Dịch vụ Tour Vé

Điện nước 24/7

Phòng tập riêng

Hồ bơi miễn phí

Workspace
Hoặc gọi ngay hotline:
0975.155.543
Lễ hội truyền thống Hội An – Hơi thở xưa giữa lòng phố cổ
Nằm bên dòng sông Thu Bồn êm đềm, Hội An là một trong những di sản văn hóa nổi bật nhất của Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính và nhịp sống chậm rãi, phố Hộicòn mang trong mình một kho tàng văn hóa dân gian phong phú được thể hiện sống động qua những ngày hội truyền thống đặc sắc. Chính vì điều này, trong bài viết hôm nay Nami Stay sẽ điểm cho các bạn những lễ hội truyền thống Hội An nhé.
Mục lục
ToggleVì sao lễ hội truyền thống là “linh hồn” của thị trấn cổ?
Ngày hội ở cố đô xưa không đơn thuần là một sự kiện thường niên mà còn là phần hồn không thể thiếu của vùng đất từng là thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á. Mỗi hoạt động truyền thống là một câu chuyện về cội nguồn, về tín ngưỡng và những phong tục đẹp đẽ đã được gìn giữ qua hàng thế kỷ.
Ngày hội cổ truỳen tại vùng đất di sản chính là nơi mà những giá trị văn hóa – lịch sử được bảo tồn và truyền tải mạnh mẽ nhất. Trải qua bao biến thiên thời gian, những nghi thức cổ truyền, những điệu hát dân gian và tín ngưỡng bản địa vẫn được người dân nơi đây lưu giữ như một phần tất yếu của cuộc sống. Mùa trẩy hội không chỉ gắn với niềm tin tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng cùng tụ họp, chia sẻ niềm vui, cùng nhau vun đắp tinh thần đoàn kết.

Điều đặc biệt ở thành phố di sản là dù thời gian có đổi thay, nhưng những hoạt động văn hóa dân gian ấy vẫn luôn mang đậm màu sắc bản địa. Không khí linh thiêng, bình dị và gần gũi đã khiến cho du khách cảm nhận được chiều sâu của một vùng đất văn hóa. Đến với phố di sản vào mùa hội, bạn không chỉ xem mà còn được sống trong không gian ấy. Một nơi mà âm thanh, ánh sáng và con người hòa quyện trong một bản giao hưởng của ký ức và hiện tại.
Khám phá 8 ngày hội truyền thống làm nên linh hồn phố Hội
Lễ hội đèn lồng Hội An – Sắc màu cổ tích trong đêm rằm
Thường được diễn ra vào ngày 14 âm lịch hàng tháng, phố lồng đènlà một biểu tượng đặc trưng của phố cổ bên sông Thu Bồn. Trong đêm rằm, cả khu phố cổ sẽ tắt điện, nhường lại ánh sáng cho hàng nghìn chiếc đèn lồng rực rỡ tỏa sáng khắp các con đường, ngõ nhỏ và bờ sông Hoài. Lúc này không gian sẽ trở nên vô cùng huyền ảo, lung linh như một bức tranh sống động, đưa du khách bước vào thế giới cổ tích giữa đời thực.
Việc tổ chức đêm hội đèn lồng tại phố Hội là hoạt động giữ gìn nét đẹp văn hóa bản địa của người dân. Hơn nữa, những chiếc đèn lồng còn là biểu tượng cho sự bình an, may mắn sẽ đến với mọi nhà.Một điểm có thể xem là đặc sắc trong mùa hội chính là hoạt động thả hoa đăng trên sông Hoài. Người dân và du khách cùng thắp sáng những chiếc đèn nhỏ, gửi gắm trong đó ước nguyện, mong muốn của bản thân. Không khí lặng lẽ, linh thiêng nhưng cũng đầy chất thơ khiến ai từng trải qua một đêm rằm tại vùng đất di sản đều khó có thể quên được.

Những du khách khi đến phố cổ vào đúng dịp lễ đầy sắc màu này cũng nên sắm cho mình một chiếc lồng đèn nhỏ xinh để có thể hòa vào không khí rực rỡ sắc màu của nơi đây. Cũng như hòa mình vào nếp sống văn hóa địa phương đậm đà bản sắc.
Những chiếc lồng đèn được bày bán dọc theo các con phố như Nguyễn Thái Học, Trần Phú hay Bạch Đằng không chỉ đa dạng về kiểu dáng mà còn mang đậm dấu ấn thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tự tay chọn một chiếc lồng đèn vải tơ tằm, trang trí họa tiết cá chép, hoa sen hoặc chữ thư pháp – vừa làm quà lưu niệm, vừa là cách để lưu giữ ký ức lung linh về một Hội An huyền diệu dưới ánh sáng đèn lồng.
Lễ Cầu Bông – Cầu An: Tín ngưỡng mùa xuân của người xứ Quảng
Lễ Cầu Bông – Cầu An được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch tại các làng ven phổ cổ như Cẩm Hà, Cẩm Kim, Thanh Hà… Đây là một trong những ngày hội nông nghiệp lâu đời, phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên trong văn hóa dân gian.
Lễ cổ Cầu Bông này được thực hiện với ý nghĩa cầu nguyện về một năm mới an lành, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, nhà nhà yên ấm. Các nghi lễ, cúng tế của lễ hội cũng được thực hiện để bày tỏ sự tri ân với Thần Nông-– người đã có công khai phá nên làng rau Trà Quế – một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại mảnh đất di sản miền Trung.

Nghi lễ Cầu Bông đầu xuân bao gồm các nghi thức như rước sắc thần, tế lễ tại đình làng, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và gia đạo yên ổn. Nhiều nơi còn tổ chức hát bả trạo, múa lân, phát lộc đầu năm… Đây không chỉ là dịp để người dân tri ân trời đất mà còn là thời khắc sum vầy cộng đồng, thể hiện lòng biết ơn và hy vọng một năm mới khởi sắc.
Nếu bạn có dịp du lịch tại miền đất lễ hội này vào những ngày tháng Giêng Âm lịch, thì hãy cố gắng sắp xếp thời gian đến tham dự lễ Cầu Bông. Bởi đây là một trong những ngày lễ lớn tại xứ Quảng thu hút rất đông người dân và khách thập phương tham gia.
Lễ tế Bà Thu Bồn – Huyền thoại dòng sông linh thiêng
Nghi lễ tưởng niệm Nữ thần sông Thu được tổ chức tại xã Duy Tân (huyện Duy Xuyên), một nơi cách trung tâm không quá xa. Đây là một trong những hoạt động dân gian tiêu biểu của xứ Quảng, gắn liền với huyền thoại Bà Thu Bồn. Là một vị nữ thần sông được người dân ven sông kính ngưỡng như một biểu tượng của sự sinh sôi, bảo hộ và che chở cho cuộc sống cư dân dọc dòng sông hiền hòa.
Không khí ngày lễ được mở màn bằng phần lễ trang nghiêm với các nghi thức rước sắc, tế lễ và cúng thần linh tại đền Bà. Từng đoàn người trong trang phục truyền thống, mang theo trống chiêng và lễ vật, rộn ràng tiến về nơi thờ tự giữa không gian đậm chất tín ngưỡng bản địa. Sau phần lễ là phần hội tưng bừng với nhiều hoạt động hấp dẫn như đua ghe truyền thống, múa hát dân gian và các trò chơi dân dã như bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, kéo co…

Đặc biệt, lễ tế diễn ra vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm, thường rơi vào khoảng cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 dương lịch. Đây là dịp để người dân địa phương thể hiện lòng tri ân với thần linh, đồng thời là thời khắc cộng đồng cùng nhau gắn kết, chia sẻ niềm vui đầu xuân. Với sự kết hợp giữa yếu tố tâm linh và sinh hoạt cộng đồng sôi động, lễ cũng Bà Thu Bồn mang đậm bản sắc văn hóa vùng sông nước miền Trung và để lại dấu ấn khó quên trong lòng du khách thập phương.
Tết Trung thu cổ truyền – Đêm hội trăng rằm rực rỡ tuổi thơ
Khi ánh trăng rằm tháng Tám bắt đầu lên cao, chốn xưa trầm mặc như bừng sáng trong muôn sắc đèn lồng lung linh và tiếng trống múa lân rộn rã. Ngày hội trăng tròn nơi đây không chỉ là dịp sum vầy của các gia đình, mà còn là một hành trình trở về tuổi thơ đầy cảm xúc. Khắp các con đường nhỏ, từng ngõ hẻm đều rộn ràng với tiếng cười nói, tiếng trẻ con nô nức chuẩn bị đèn lồng, mặt nạ, trống cơm, tất cả đều tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu và tình thân.
Ngay từ những ngày trước rằm, phố cổ đã được trang hoàng rực rỡ với đèn ông sao, đèn kéo quân, mâm ngũ quả và bánh trung thu truyền thống. Nổi bật nhất là đoàn rước đèn của các em nhỏ đi khắp các tuyến phố, hòa mình trong không khí hân hoan của tiếng nhạc đêm hội, tiếng trống múa lân vang vọng cả khu phố. Người dân và du khách cùng nhau đứng hai bên đường, reo hò cổ vũ, tạo nên một đêm hội lung linh và rộn ràng hơn bao giờ hết.

Trung thu ở mảnh đất ngàn năm văn hóa không chỉ là một ngày hội dành cho thiếu nhi, mà còn là dịp để mọi người cùng gợi lại ký ức tuổi thơ. Cùng khơi dậy những giá trị truyền thống về đoàn viên, yêu thương và chia sẻ. Chính vì những ý nghĩa ẩn sâu ấy đã trở thành điều mà khiến cho bất cứ ai đã một lần trải nghiệm cũng không thể nào quên.
Lễ tế Cá Ông – Tấm lòng biển cả của ngư dân
Không chỉ là dịp tri ân vị thần biển linh thiêng, lễ tế Cá Ông ở thành phố cổ ven biển còn là ngày hội lớn của cả cộng đồng ngư dân, nơi người dân gửi gắm niềm tin, hy vọng và sự biết ơn sâu sắc đến vị thần đã che chở họ qua biết bao chuyến ra khơi. Thường được diễn ra vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, Nghi lễ truyền thống của ngư dân miền biển thường được tổ chức tại làng chài Cửa Đại và các vùng ven biển lân cận, đã thu hút được đông đảo ngư dân và du khách cùng tham gia.
Không khí lễ cầu ngư tràn ngập sắc màu khi đoàn rước linh cốt Cá Ông xuất phát từ biển vào làng với cờ hoa, trống chiêng và tiếng hô vang rộn ràng. Những người cao niên mặc áo dài khăn đóng, trang nghiêm thực hiện nghi lễ cúng tế, trong khi người trẻ tuổi háo hức chuẩn bị cho các phần hội sôi động sau đó. Các trò chơi dân gian như đua ghe, kéo co, hát bả trạo được xem là một hình thức hát múa mô phỏng cảnh đánh bắt cá trên biển. Những nghi thức, trò chơi ấy luôn mang đậm bản sắc văn hóa ngư dân và không khí vui tươi náo nhiệt.

Lễ tế Cá Ông không chỉ tái hiện tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông, một vị thần mang lại bình an và no ấm. Mà nó còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cư dân miền biển Hội An qua bao thế hệ.
Lễ rước Long Chu – Biểu tượng xua tà, cầu an trong dân gian
Giữa lòng vùng đất di sản văn hóa yên bình, lễ rước Long Chu diễn ra như một bức tranh sống động tái hiện những nét văn hóa cổ xưa của cư dân vùng đất Quảng. Dù từng mai một theo dòng chảy thời gian, nghi lễ trừ tà cầu an này đã được khôi phục và tổ chức lại với sự tham gia đông đảo của người dân địa phương và du khách. Lễ rước thường diễn ra vào tháng 7 âm lịch, đây là thời điểm giao mùa, khi người dân mong muốn tẩy rửa những điều xui rủi và đón nhận sự bình an, khỏe mạnh cho cộng đồng.
Chiếc Long Chu – mô hình thuyền rồng được trang trí lộng lẫy chính là linh hồn của lễ rước. Nó được xem là một biểu tượng của quyền lực và sự thiêng liêng, Long Chu được các bô lão cùng người dân đưa đi quanh làng trong tiếng trống, tiếng nhạc, tiếng tụng niệm, hòa quyện cùng ánh đèn lồng và khói hương nghi ngút. Từng bước chân của đoàn rước như xua đi tà khí, mang lại sinh khí mới cho cả khu phố cổ.

Không đơn thuần là một nghi lễ tâm linh, lễ rước Long Chu còn là dịp để thế hệ hôm nay kết nối với quá khứ, cùng nhìn lại những giá trị văn hóa truyền thống đã nuôi dưỡng tâm hồn người phố Hội suốt bao đời.
Lễ giỗ tổ làng Mộc Kim Bồng – Tri ân những đôi tay vàng
Dưới những tán cây cổ thụ và tiếng gió lùa qua những mái nhà gỗ xưa cũ, làng mộc Kim Bồng vào mỗi dịp tháng 2 âm lịch lại rộn ràng trong không khí trang nghiêm và xúc động của lễ giỗ tổ nghề mộc. Từ bao đời nay, nơi đây luôn được xem là chiếc nôi của nghệ thuật chạm khắc gỗ trứ danh xứ Quảng. Là nơi mà những bàn tay tài hoa đã thổi hồn vào từng thớ gỗ, tạo nên những kiệt tác thủ công mang đậm bản sắc dân tộc.
Lễ giỗ tổ bắt đầu bằng nghi thức rước tổ và tế lễ tại đình làng, để thể hiện lòng tri ân sâu sắc với các bậc tiền nhân. Tiếp nối nghi thức trang trọng là chuỗi hoạt động hấp dẫn như thi tay nghề, trình diễn kỹ thuật đục chạm, trưng bày sản phẩm mỹ nghệ và giới thiệu quy trình chế tác gỗ truyền thống. Mỗi công đoạn đều phản ánh, cho thấy được sự công phu, cẩn trọng và niềm đam mê không đổi của những người thợ Kim Bồng.

Không chỉ là dịp để tôn vinh nghề cổ, mà lễ hội còn mở ra cơ hội cho các du khách được tìm hiểu về một phần hồn cốt của thành phố di sản. Nơi nghề truyền thống vẫn luôn được gìn giữ qua biết bao thế hệ, như một nhịp cầu nối liền quá khứ và hiện tại bằng tất cả sự trân quý và tự hào.
Lễ Vu Lan tại Hội An – Mùa hiếu hạnh thấm đẫm tình người
Vào mỗi dịp rằm tháng Bảy âm lịch, khi phố Hội khoác lên mình vẻ trầm lắng đặc biệt, lễ Vu Lan lại diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động và đây lắng đọng. Đây là một trong những lễ báo hiếu quan trọng nhất của Phật giáo, Vu Lan không chỉ là dịp để tưởng nhớ công ơn cha mẹ mà còn là thời điểm nhắc nhở mỗi người về giá trị của lòng hiếu hạnh và sự từ bi.
Tại các ngôi chùa cổ kính như Pháp Bảo, Chúc Thánh hay Vạn Đức, lễ Vu Lan được tổ chức với nhiều nghi thức truyền thống: tụng kinh, dâng hương, lễ bông hồng cài áo, một biểu tượng thiêng liêng của tình mẫu tử. Ai còn mẹ sẽ cài lên ngực đóa hồng đỏ, ai đã mất mẹ lặng lẽ gắn lên ngực bông hồng trắng – một khoảnh khắc nhỏ nhưng đã khiến cho không ít người phải rưng rưng xúc động.

Bên cạnh phần lễ là các hoạt động mang đậm tinh thần nhân ái như phóng sinh, phát cơm chay, trao quà từ thiện. Dù nhẹ nhàng và không ồn ào, Vu Lan ở Hội An vẫn để lại dư âm sâu lắng, làm đẹp thêm tâm hồn phố cổ và khiến những ai ghé thăm đều cảm thấy được chạm tới phần lắng sâu nhất trong trái tim.
Trải nghiệm lễ hội – sống trọn vẹn cùng văn hóa phố cổ
Một điều đã làm nên sự khác biệt của các ngày lễ truyền thống khu phố cổ đó chính là tính tương tác cao và sự hòa nhập cộng đồng. Du khách khi đến đây không chỉ đến để xem mà còn được trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc ấy. Từ việc thả hoa đăng, nghe hát bài chòi, ăn bánh truyền thống cho đến học nặn gốm, chạm khắc gỗ hay tham gia lễ cúng tổ nghề. Mỗi khoảnh khắc trong sự kiện văn hóa đều sẽ là một phần ký ức đẹp, gợi mở chiều sâu văn hóa và tạo ra những kết nối gắn bó, khó quên giữa con người với con người.
Lễ hội truyền thống Hội An không đơn thuần là những sự kiện văn hóa, mà là bản sắc, là nhịp đập của một đô thị cổ sống động. Trong thời đại nay, quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hóa nhanh chóng, đôi khi làm cho con người ta quên đi mất đâu là bản sắc, văn hóa của quê hương mình. Nhưng nơi đây vẫn giữ được hồn cốt riêng nhờ vào việc gìn giữ và phát huy các hoạt động tín ngưỡng dân gian.

Dù đã trải qua bao thế kỷ nhưng nơi đây vẫn luôn giữ được cho mình những mùa hội truyền thống đậm đà bản sắc. Từ những đêm rằm rực rỡ đèn lồng đến tiếng hát bả trạo vang lên nơi cửa biển, từ mâm cỗ Trung thu đến chiếc Long Chu linh thiêng rước qua phố, mỗi sự kiện văn hóa đều là một phần hồn không thể thiếu trong đời sống người dân phố Hội
Đó không chỉ là hoạt động văn hóa, mà là cách mà con người nơi đây sống cùng ký ức, gìn giữ giá trị và truyền trao yêu thương qua thế hệ. Nếu có dịp đến mảnh đất di sản này, đừng chỉ ghé thăm những mái nhà cổ, mà hãy lên lịch để trải nghiệm một mùa lễ – để thấy rằng Hội An không chỉ là phố cổ, mà là nơi văn hóa luôn sống, luôn chạm đến trái tim.