Đảm bảo giá tốt nhất, chất lượng chuẩn nhất

Bãi đậu xe

Đưa đón sân bay

Cho thuê xe máy

Dịch vụ Tour Vé

Điện nước 24/7

Phòng tập riêng

Hồ bơi miễn phí

Workspace
Hoặc gọi ngay hotline:
0975.155.543
KHÁM PHÁ LÀNG LỤA HỘI AN NÉT ĐẸP VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO KHÔNG THỂ BỎ LỠ 2025
Nếu phố cổ là linh hồn của xứ Hội thì làng lụa chính là trái tim đậm chất truyền thống của mảnh đất này. Ẩn mình giữa không gian yên bình và cổ kính, làng lụa Hội An không chỉ là nơi tham quan mà đây còn là nơi lưu giữ tinh hoa của nghề dệt lụa truyền thống, là câu chuyện sống động về lịch sử, văn hóa và bàn tay tài hoa của người thợ Việt. Sau đây Nami Stay sẽ giúp bạn khám phá làng lụa đẹp, không thể bỏ lỡ khi tới thành phố cổ này.
Mục lục
ToggleThông tin về làng lụa Hội An
Nguồn gốc lịch sử về làng lụa
Vào khoảng thế kỷ 16 – 17, khi Đàng Trong bước vào thời kỳ hưng thịnh, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa cũng theo đó phát triển rực rỡ. Trong bức tranh sôi động của thương cảng, hình ảnh lụa phố Hội đã ghi dấu ấn như một biểu tượng văn hóa thủ công đặc sắc.
Nơi đây vừa nổi tiếng với kỹ thuật dệt lụa tinh xảo, vừa là điểm khởi nguồn của những tấm lụa mềm mại, óng ánh từng xuất hiện trong cung đình xưa và vươn xa đến khắp thị trường phương Tây lẫn phương Đông.

Sản phẩm lụa truyền thống tại phố xưa không đơn thuần là một loại vải đó là kết tinh của sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và bàn tay khéo léo của những người Hội lành nghề. Mỗi công đoạn, từ trồng dâu, chọn kén tằm, rút tơ cho đến dệt lụa trên khung cửi gỗ tất cả đều mang đậm dấu ấn của văn hóa bản địa và truyền thống lâu đời.
Cũng nhờ chính chất lượng vượt trội đó, đã khiến các thương nhân từ nơi khác tới không tiếc công đường xa mà tìm đến để thu mua tơ sống và lụa dệt thủ công từ vùng đất cổ này.
Và cũng vì vậy mà khu đô thị cổ này trở thành mắt xích quan trọng trong con đường tơ lụa trên biển, một tuyến giao thương quốc tế mang tầm ảnh hưởng rộng lớn ở châu Á, một hành lang thương mại huyền thoại kết nối Đông – Tây thời bấy giờ.
Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, khi dòng chảy hiện đại dần cuốn theo những giá trị xưa cũ, nơi đây từng có thời điểm bị mai một. Thế nhưng với quyết tâm gìn giữ di sản và khôi phục bản sắc, chính quyền địa phương cùng người dân đã cùng nhau hồi sinh làng nghề truyền thống quý báu này.
Làng lụa Hội An ở đâu?
Tọa lạc tại số 28 Nguyễn Tất Thành, Tân An đây là một trong những điểm đến văn hóa nổi bật, nằm cách khu phố cổ khoảng 1km. Nhờ vị trí gần trung tâm nhưng vẫn giữ được sự yên lặng cần có làng lụa là lựa chọn lý tưởng cho du khách muốn khám phá chiều sâu văn hóa truyền thống mà không tốn quá nhiều thời gian.

Từ trung tâm thành phố, bạn có thể dễ dàng đến làng lụa phố cổ chỉ với vài phút đi xe máy, xe đạp hoặc taxi. Khu làng được thiết kế như một không gian tái hiện làng nghề xưa với vườn dâu, khung cửi, nhà cổ và khu trưng bày lụa thủ công. Đây cũng là nơi du khách có thể trải nghiệm trực tiếp quy trình nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải truyền thống.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: 28 Nguyễn Tất Thành, Tân An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
- Số điện thoại: 02353921144
- Website: http://www.hoiansilkvillage.com/
Nên đi làng lụa vào thời điểm nào?
Thời điểm lý tưởng để khám phá phố Hội nói chung và làng lụa nói riêng là vào mùa hè và mùa thu, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8. Khoảng thời gian này thời tiết thường khô ráo, nắng nhẹ và ít mưa, rất thích hợp để tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa truyền thống.

Tuy nhiên nếu bạn dự định ghé thăm vào tháng 10 hoặc tháng 11 thì nên cân nhắc kỹ bởi đây là giai đoạn cao điểm của mùa mưa đôi khi xuất hiện bão và lũ lụt có thể làm gián đoạn lịch trình hoặc ảnh hưởng đến trải nghiệm tham quan của bạn.
Giá vé và giờ mở cửa của làng lụa
Làng lụa Hội An từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến không thể thiếu đối với du khách yêu thích văn hóa truyền thống và nghệ thuật thủ công Việt Nam. Với không gian yên bình, đậm chất làng quê xứ Quảng cùng bề dày lịch sử lâu đời, nơi đây là điểm hẹn lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm nét đẹp của làng nghề từng vang danh trên thị trường quốc tế.
Khu du lịch làng lụa mở cửa đón khách từ 8:00 sáng đến 21:00 tối. Giá vé vào cổng hiện tại là 50.000/lượt, bao gồm tham quan toàn bộ khu trưng bày và khu vực sản xuất lụa truyền thống.
Nếu bạn muốn kết hợp thêm trải nghiệm ẩm thực địa phương ngay tại làng thì nên chọn vé tham quan kèm buffet với 300.000/lượt bao gồm nhiều món đặc sản đặc trưng của phố Hội như cao lầu, mì Quảng, bánh đập, bánh vạc, chè ngô,…
Hiểu được nhu cầu đa dạng của du khách, hiện nay làng lụa đã thiết kế chương trình tham quan với nhiều lựa chọn linh hoạt cả về thời gian và nội dung trải nghiệm. Hai hình thức phổ biến nhất hiện nay là tour ngắn và tour dài phù hợp cho cả du khách đi lẻ, gia đình hoặc theo đoàn.

Với tour ngắn thường sẽ dành cho những ai có quỹ thời gian hạn chế nhưng vẫn muốn tìm hiểu sơ lược về làng nghề. Trong khoảng 45 phút tham quan có hướng dẫn viên, bạn sẽ được giới thiệu tổng quan về lịch sử làng nghề, tham quan khu trưng bày các loại lụa truyền thống, các khung cửi cổ và mô hình sản xuất lụa qua từng thời kỳ.
Còn đối với những ai muốn khám phá sâu hơn, tour dài là một lựa chọn không thể bỏ qua. Trong suốt hành trình bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về quy trình tạo nên một tấm lụa chuẩn truyền thống phố Hội, từ khâu chọn kén tằm, rút tơ, nhuộm màu đến kỹ thuật dệt trên khung cửi.
Đặc biệt với cả hai tour bạn sẽ được trực tiếp tham gia vào các công đoạn dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, mang đến cảm giác gần gũi và chân thật như đang sống trong một làng nghề xưa.
Với lịch trình rõ ràng, giá vé hợp lý và trải nghiệm văn hóa sâu sắc, làng lụa Hội An không chỉ là điểm đến du lịch đơn thuần mà còn là hành trình trở về với những giá trị xưa cũ, nơi nghệ thuật và văn hóa được lưu giữ trong từng sợi tơ, từng nhịp khung cửi.
Những hoạt động thú vị tại làng lụa xứ Hội
Khám phá nhà Rường Cổ
Khi ghé thăm làng lụa Hội An, một trong những trải nghiệm đáng giá nhất chính là bước vào ngôi nhà rường cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống của người Quảng Nam xưa.
Những ngôi nhà này có niên đại từ thế kỷ 19, được làm hoàn toàn bằng gỗ quý với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, mái ngói âm dương và không gian mở hài hòa với thiên nhiên. Chúng là nơi lưu giữ hồn cốt của làng nghề, là minh chứng sống động cho lối sống và tư duy thẩm mỹ của người Việt trong quá khứ.

Nổi bật giữa quần thể nhà rường là ngôi nhà lớn trung tâm, nơi đặt bàn thờ bà Chúa Tằm Tang, vị hoàng hậu được dân gian tôn vinh là người có công lớn trong việc truyền bá và phát triển nghề dệt tơ lụa ở Việt Nam.
Dưới triều Nguyễn, bà vừa bảo trợ cho những nghệ nhân tài hoa vừa góp phần đưa sản phẩm lụa Việt vươn xa ra thị trường quốc tế. Việc thờ phụng bà tại làng lụa Hội An là để thể hiện việc tri ân với người đi trước và gìn giữ một phần quan trọng lịch sử làng nghề truyền thống.
Không chỉ mang giá trị tâm linh, các nhà rường cổ tại làng lụa còn là không gian trưng bày phong phú các loại lụa đặc trưng của 54 dân tộc anh em Việt Nam. Từ lụa tơ tằm miền Bắc đến thổ cẩm Tây Nguyên, mỗi tấm vải là một sản phẩm dệt may và còn là tác phẩm nghệ thuật kể chuyện văn hóa và phong cách sống của từng vùng miền.
Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và không gian trưng bày hiện đại, nơi đây thực sự trở thành một bảo tàng sống động đưa du khách đi qua hành trình khám phá bản sắc dân tộc qua từng sợi tơ.
Tham quan vườn dâu tằm truyền thống
Khi đặt chân đến làng lụa Hội An, bạn sẽ có cơ hội khám phá những vườn dâu tằm rộng lớn, xanh mát quanh năm đây là nơi khởi đầu cho hành trình tạo nên những tấm lụa truyền thống.
Không đơn thuần là những luống dâu được trồng để nuôi tằm, khu vườn này còn là bảo tàng sống lưu giữ nhiều gốc cây cổ thủ hàng trăm năm tuổi được sưu tầm từ khắp vùng miền và đưa về trồng ngay trong khuôn viên làng nghề.

Điểm đặc biệt khiến nhiều du khách ấn tượng chính là sự đa dạng về giống dâu, từ những loại phổ biến của người Việt đến giống dâu tằm quý hiếm của người Chăm cổ xưa, từng gắn liền với nghề lụa nổi tiếng trong nền văn minh Champa.
Dạo bước dưới tán cây xanh rì, lắng nghe câu chuyện về từng giống dâu và hành trình hồi sinh làng nghề bạn sẽ hiểu rằng làng lụa vừa là nơi sản xuất nhưng cũng là nơi bảo tồn di sản, nơi từng chiếc lá, từng gốc cây cũng mang trong mình một câu chuyện riêng của quá khứ trăm năm.
Ghé thăm ngôi nhà tằm và nhà dệt Chăm
Một trong những điểm dừng chân ấn tượng tiếp theo là ngôi nhà tơ tằm, nơi bạn được tận mắt chứng kiến quy trình ươm tơ từ kén tằm, một công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ năng cao của người thợ lành nghề.
Tại đây, kén tằm sau khi được thu hoạch sẽ được cho vào nước sôi để tách tơ. Những sợi tơ mảnh, mềm và dẻo được kéo ra một cách khéo kéo từ hàng trăm kén nhỏ sau đó xoắn lại thành sợi tơ lớn, sẵn sàng cho bước dệt vải tiếp theo.

Và không dừng lại ở đó, một điểm đến đặc sắc khác là nhà dệt Chăm, nơi lưu giữ và trình diễn nghệ thuật dệt lụa cổ của người Champa. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung dệt truyền thống từ thời Champa cho đến hiện tại, được bảo tồn và trưng bày sống động tại nhà dệt Chăm này.
Những sợi tơ được gắn lên khung, qua đôi tay tài hoa của nghệ nhân Chăm mà dẫn dần biến thành những tấm lụa có hoa văn độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa. Chính nhờ sự kết hợp giữa không gian trải nghiệm thực tế và giá trị văn hóa lâu đời đã khiến làng lụa trở thành một điểm đến quan trọng để cảm và hiểu về nghề, về người Hội.
Tìm hiểu quy trình dệt lụa tại xưởng
Một trong những điểm thu hút du khách khi tới làng lụa là cơ hội được tận mắt tìm hiểu quy trình dệt lụa truyền thống ngay tại xưởng. Khác với việc chỉ ngắm nhìn những sản phẩm hoàn thiện nơi đây mang đến trải nghiệm sống động khi du khách được chứng kiến từng bước trong hành trình biến những sợi tơ thành tấm lụa.

Đặc biệt, quy trình dệt lụa tại làng được phục dựng theo phong cách thủ công của người Chăm cổ xưa, một kỹ thuật lâu đời giàu tính nghệ thuật. Từ công đoạn chọn bông để tạo sợi, dệt nền vải cho đến việc thuê dệt hoa văn cổ đặc trưng của người Chăm tất cả đều được thực hiện hoàn toàn bằng tay, đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại và đôi mắt tinh tường của người thợ.
Mỗi nghệ nhân tại làng lụa đều làm việc như một người nghệ sĩ thực thụ. Họ phải cẩn thận đếm từng sợi tơ, luồn từng mũi chỉ, đan xen khéo léo để tạo nên hoa văn đều đặn, sắc nét trên mặt vải. Những họa tiết này không những đẹp mắt mà còn chứa đựng cả chiều sâu văn hóa, mang dấu ấn tâm linh và đời sống của cộng đồng người Chăm.
Mua sắm tại làng lụa
Sau khi trải nghiệm không gian làng nghề và tìm hiểu quy trình dệt, du khách thường dành thời gian để mua sắm tại làng lụa Hội An. Đây là dịp để bạn chọn cho mình hoặc người thân những món quà đậm chất văn hóa, những sản phẩm được làm từ lụa tơ tằm cao cấp mang trong mình giá trị truyền thống và sự tinh tế đến từ bàn tay của các nghệ nhân.

Tại khu trưng bày và bán hàng của làng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều mặt hàng phong phú như khăn choàng, áo dài, váy lụa, vải nguyên tấm hay các phụ kiện may mặc khác. Mỗi sản phẩm đều được dệt bằng kỹ thuật thủ công, nhuộm màu tự nhiên và mang hoa văn đặc trưng của làng nghề tạo nên vẻ đẹp mềm mại mà không kém phần độc đáo.
Bỏ túi kinh nghiệm khi du lịch làng lụa
Để chuyến hành trình khám phá làng lụa trở nên trọn vẹn và đáng nhớ bạn đừng quên chuẩn bị một vài kinh nghiệm nho nhỏ cho bản thân. Những lưu ý này không những giúp bạn tận hưởng trọn vẹn không gian văn hóa truyền thống mà còn thể hiện sự tôn trọng với nét đẹp làng nghề lâu đời của người dân địa phương.
Đầu tiên nên lựa chọn khung giờ buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để ghé thăm làng lụa. Đây là thời điểm thời tiết dễ chịu, ít nắng gắt rất phù hợp để vừa tham quan không gian làng nghề vừa tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Vì điểm đến mang đậm yếu tố văn hóa, tâm linh bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sử khi tham quan làng lụa Hội An. Tránh nói cười quá lớn hoặc gây ồn ào trong khu vực nhà Rường, nhà thờ bà Chúa Tằm Tang. Ngoài ra, đừng quên giữ lại vé tham quan trong suốt hành trình vì bạn có thể được kiểm tra tại nhiều khu vực khác nhau trong làng.
Cuối cùng không kém phần quan trọng đó là hãy luôn giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, khạc nhổ nơi công cộng để bảo vệ môi trường trong lành của làng lụa cũng là cách góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa cho những thế hệ du khách sau.
Làng lụa Hội An vừa là điểm đến du lịch nổi tiếng vừa là nơi gìn giữ và kể lại câu chuyện về một thời vàng son của nghề dệt lụa Việt Nam. Từ không gian nhà rường cổ, những vườn dâu tằm xanh mướt đến khung cửi gỗ xưa và bàn tay của những nghệ nhân dệt lụa tài hoa tất cả tạo nên một bức trang văn hóa sống động, sâu sắc và đầy giá trị. Nếu bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm để khám phá mà còn gắn liền với chiều sâu văn hóa truyền thống thì đây chính là điểm dừng chân không thể bỏ lỡ trong kỳ nghỉ này.